Thuộc khu vực đồng bằng bắc bộ của Việt Nam, bắc ninh đã từ lâu được đánh giá là một trong những tình thành có nền kinh tế phát triển tương đối ổn định, số hộ nghèo không còn nhiều, thế nhưng số hộ khá giả thì cũng không phải là quá nhiều.
Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây chúng ta có thể thấy được sự bứt tốc mạnh mẽ của nền kinh tế những hộ gia đình tại vùng quê Bắc Ninh. Điều đó đã được chứng minh qua phong trào xuất khẩu lao động tại Bắc Ninh của bà con nơi đây, rất nhiều ngôi làng vắng bóng thanh niên, và theo thống kê của sở lao động thương binh xã hội tỉnh Bắc Ninh thì tính trung bình tại huyện Lương Tài mỗi gia đình hầu như sẽ có một người đi xuất khẩu lao động nhật bản, đài loan, hay các nước phát triển khác. Có người đi với hợp đồng 1 năm, người thì 3 năm, có nhiều người sau khi về nước tiếp tục gia hạn hợp đồng thêm vài năm nữa. Chính điều đó đã thúc đẩy rất nhiều đến nền kinh tế của người dân nơi đây.
Nhưng ở nơi đây vẫn tồn tại một thực trạng mà nhiều người lao động còn lo lắng đó là " liệu sau khi hết hạn hợp đồng, người lao động sẽ làm gì khi về nước ? ", đây không chỉ là mối lo lắng của người lao động, mà còn là tâm điểm chung của chính quyền, cũng như những doanh nghiệp trên địa bàn.
Thực trạng người lao động không biết sẽ phải làm gì khi về nước đó không còn là cái riêng ở Bắc Ninh mà đó là thực trạng chung của người lao động trên toàn quốc. Tuy nhiên để giải quyết triệt để vấn đề này, cũng như tạo dựng niềm tin cho người lao động yên tâm xuất cảnh, thì chính quyền tỉnh Bắc Ninh kết hợp với những doanh nghiệp trên địa bàn đã cùng nhau tìm ra hướng giải quyết. Bởi ai cũng biết rằng những người đi lao động tại các nước phát triển là nguồn nhân lực có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm, và hơn hết là biết ngoại ngữ.
Bắc Ninh sẽ giải quyết việc làm cho lao động về nước |
Rất khó để có thể tìm được một công việc hợp lý, và đúng với khả năng của mình, đó là những chia sẻ của nhiều lao động sau khi hết hợp đồng trở lại quê hương. Chính vì khó khăn trong quá trình tìm việc làm, nhiều người đã có quyết định không thể lãng phí thời gian, và quyết định đi thêm một lần nữa. Cũng có nhiều người kiên trì bám trụ với quê hương để cùng xây dựng và phát triển.
Trong một buổi chiều tháng 7, dưới cái nóng oi bức của màu hè, chúng tôi đã có mặt tại Đình Bảng, Huyện Từ Sơn , Tỉnh Bắc Ninh để tìm hiểu thêm về cuộc sống của một số lao động sau khi về nước.
Tại đây chúng tôi đã tiếp xúc với rất nhiều người lao động đang phải vật lộn để kiếm được việc làm ổn định sau khi về nước. Điển hình là Anh Lê Mạnh Tuấn ( Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) cách đây 4 năm anh đã xuất ngoại sang nhật để lao động, với công việc chính là vận hành máy cắt, đầm bê tông, và mức lương cơ bản khoảng 138.000 yên/ tháng. Hiện tại anh đã về nước được 1 năm, thế nhưng vẫn chưa xin được một công việc ổn định, anh đang phải đi làm lái xe tạm thời cho một công ty. Anh Tuấn chia sẻ " sau khi về nước, tôi có đi xin việc ở nhiều nơi, nhưng không được, một phần là do tôi đã có tuổi, lên các daonh nghiệp thường không tuyển dụng nữa. Với những năm tháng bên nhật tôi đã học hỏi được rất nhiều về kinh nghiệm làm việc cũng như khả năng ngoại ngữ, tôi hi vọng có thể sớm tìm được một công việc đúng với chuyên ngành mà tôi đã làm khi còn bên nhật."
Còn anh Nguyễn Thế Hữu vừa trở về sau gần 5 năm xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc và hiện vẫn đang loay hoay tìm việc. “Đã quen tác phong làm việc công nghiệp, được trả lương xứng đáng nên khi xin việc tại Việt Nam tôi mới thấy tìm một việc làm phù hợp với khả năng và thu nhập cao là rất khó khăn. Trong khi đó cơ hội được quay trở lại Hàn Quốc làm việc lại khá mong manh bởi phía Hàn Quốc vẫn đang tiếp nhận lao động vô cùng nhỏ giọt”, anh Hữu tâm sự.
Anh Cường và anh Hữu cũng là tình cảnh chung của rất nhiều lao động từng đi xuất khẩu lao động ở Bắc Ninh hiện nay. Về nước sau một vài năm làm việc tại nước ngoài, mặc dù vẫn trong độ tuổi lao động, có trình độ tay nghề cao nhưng vẫn ‘lao đao” tìm việc làm bởi lẽ không thể tìm được nghề tương tự, hoặc ở Việt Nam có nghề đó nhưng máy móc và công nghệ khác biệt nên không thể áp dụng. Phần lớn họ lựa chọn làm các công việc buôn bán, kinh doanh dựa trên số vốn tích lũy được trong thời gian lao động tại nước ngoài hoặc tìm cách quay trở lại làm việc tại nơi từng đi xuất khẩu lao động.
Tận Dụng Triệt Để Nguồn Lao Động Tay Nghề Cao
Sau nhiều năm làm việc tại các nước có trình độ khoa học phát triển, chắc chắn những người đi xuất khẩu lao động sẽ học hỏi được rất nhiều điều mà không thể có khi làm việc trong nước. Kinh nghiệm làm việc, trình độ kỹ thuật, cùng với đó là khả năng ngoại ngữ tốt, đó chính là những yếu tố mà các doanh nghiệp của Việt Nam cần khai thác một cách triệt để. Việc đưa người đi xuất khẩu lao động tại các nước phát triển, cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đang đào tạo ra những người lao động tay nghề cao, để phục vụ cho mục đích phát triển của đất nước. Chính vì vậy càng không lên lãng phí nguồn nhân lực dồi dào này, và phải tận dụng một cách triệt để.
Ở góc độ nhà tuyển dụng, bà Phùng Thị Thảo, quản lý hành chính nhân sự Công ty TNHH Sehuyn Vina (KCN Quế Võ) cho rằng mức thu nhập chênh lệch lớn giữa lao động trong nước và nước ngoài là nguyên nhân chính khiến những người từng đi xuất khẩu lao động khó tìm việc: “Ưu tiên người từng lao động tại Hàn Quốc là một trong những chính sách tuyển dụng của doanh nghiệp chúng tôi bởi họ thường thích nghi nhanh chóng với môi trường làm việc hơn so với lao động thông thường. Tuy nhiên không phải lao động nào từ nước ngoài về cũng đáp ứng đủ yêu cầu tuyển dụng bởi lẽ những lao động này thường hướng tới những vị trí đòi hỏi trình độ cao như: Phiên dịch viên, quản lý sản xuất… trong khi không mấy mặn mà với các vị trí lao động phổ thông. Nhiều lao động khi đến tuyển dụng trình độ tiếng Hàn chỉ ở mức trung bình, kỹ năng, kinh nghiệm không phù hợp thì rất khó trúng truyển”.
Ngay đầu năm 2015, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Trung tâm lao động ngoài nước tổ chức phiên giao dịch việc làm dành riêng cho lao động xuất khẩu. Phiên giao dịch thu hút hàng trăm lao động và nhà tuyển dụng trực tiếp và online, trong đó có 20 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Có 137 lượt lao động được tư vấn, 49 lao động đạt qua vòng sơ tuyển. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy người lao động đi xuất khẩu lao động về nước đang được quan tâm, tạo điều kiện để yên tâm thực hiện đúng các nghĩa vụ khi lao động tại nước ngoài và trở về nước đúng thời hạn ổn định cuộc sống tại quê hương.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét